Các chuyên gia giáo dục Quốc tế nói gì về đào tạo giáo viên, học sinh thời kỳ kỷ nguyên số?

Rate this post

Hàng loạt thông tin khoa học quan trọng đã được các nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới đề cập trong Hội thảo Quốc tế “STEM – Nền tảng vững chắc cho học sinh trong kỷ nguyên số” do Công ty Cổ phần Tập đoàn Giáo dục Egroup tổ chức ngày 18/11.


Tiến sĩ Diana Wehrell-Grabowski - chuyên gia hàng đầu thế giới về STEM.

Tiến sĩ Diana Wehrell-Grabowski – chuyên gia hàng đầu thế giới về STEM.

Tại cuộc hội thảo này, Tiến sĩ Diana Wehrell-Grabowski – chuyên gia hàng đầu thế giới về STEM đưa ra quan điểm: “Để chuẩn bị cho học sinh phát triển mạnh trong thế kỷ 21, việc đầu tiên cần chuẩn bị chương trình đào tạo cho giáo viên cũng như các cơ hội để được tiếp cận đào tạo. Các chương trình đào tạo giáo viên phải đáp ứng nhu cầu của giáo viên và học sinh thế kỷ 21.

Môi trường lớp học và tất cả các trải nghiệm học tập cần phát triển và củng cố các kỹ năng cần có của thế kỷ 21 gồm tư duy phê phán, sáng tạo, giao tiếp và cộng tác. Ngoài ra, việc kết hợp các trải nghiệm công nghệ phù hợp với lứa tuổi và có ý nghĩa sẽ cho phép học sinh phát triển mạnh trong kỷ nguyên số”.

Xem Thêm :

Còn theo ông Lee Chung Koog, Phó chủ tịch Hiệp hội Olympiad Toán học thế giới WMO (World Mathematics Olympiad) kiêm nhà Sáng lập CMS Edu – Tập đoàn giáo dục hàng đầu thế giới về các chương trình phát triển tư duy sáng tạo phát biểu: “Hệ thống giáo dục cần dạy cho học sinh cách tư duy, sử dụng kiến thức hoặc nhận thức hơn là chỉ tập trung vào các kiến thức tiếp thu được. Chúng ta cần các nhà lãnh đạo tương lai có thể tư duy tốt hơn, nếu không thì bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng sẽ không thể bắt kịp với tiến độ thay đổi không ngừng. Giáo dục tích hợp liên quan đến việc hợp nhất nhiều lĩnh vực với kiến thức khác nhau và giúp học sinh tìm ra giải pháp cho các vấn đề bằng nhiều phương thức khác nhau”.


Trong phần thuyết trình, Ông Lee Chung Koog cũng minh họa các ví dụ về phương pháp giáo dục tích hợp cho các thay đổi mô hình giáo dục chuyển đổi STEM.

Trong phần thuyết trình, Ông Lee Chung Koog cũng minh họa các ví dụ về phương pháp giáo dục tích hợp cho các thay đổi mô hình giáo dục chuyển đổi STEM.

Ông Travis Stewart Phó tổng giám đốc phụ trách học thuật Tập Đoàn Egroup: “Tập đoàn giáo dục Egroup đã và đang tập trung phát triển với hướng đi đúng đắn, nỗ lực tiên phong đem đến những giải pháp giáo dục tiên tiến, bổ ích cho trẻ em Việt Nam. Từ đó giúp trẻ nâng cao khả năng tự học, tư duy sáng tạo, tư duy ngôn ngữ và đặc biệt là thuần thục tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ 2 (ESL).

Gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã công bố chuyển hướng chương trình giảng dạy tiếng Anh phổ thông từ truyền thống EFL sang hướng tiếp cận mới – ESL hiện đại. Thực tế chỉ ra rằng, những quốc gia có thứ hạng cao về mức độ thuần thục tiếng Anh (sử dụng tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ 2) cho thấy những phát triển nổi bật hơn trong kinh tế, biểu hiện rõ rệt qua GDP/đầu người. Theo đó, 8 trong số 10 quốc gia ESL hàng đầu cũng thuộc top 20 quốc gia giàu có nhất thế giới, xếp hạng dựa trên GDP.

Khả năng tư duy bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ có tác động vô cùng to lớn đến cá nhân, xã hội và đặc biệt là trẻ nhỏ. Những đứa trẻ có thể tư duy từ 2 ngôn ngữ trở lên sẽ có khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn, khả năng kiểm soát bản thân và chỉ số thông minh xã hội cao hơn.


Ông Travis Stewart Phó tổng giám đốc phụ trách học thuật Tập Đoàn Egroup.

Ông Travis Stewart Phó tổng giám đốc phụ trách học thuật Tập Đoàn Egroup.

Ở một khía cạnh khác, các bậc cha mẹ cần nhận thức được tầm quan trọng của việc tạo ra một môi trường tại nhà khuyến khích trẻ chủ động tìm tòi, khám phá và cung cấp những cơ hội, thách thức để khơi dậy và vun đắp sự sáng tạo của trẻ. Thang cấp độ tư duy Bloom là một công cụ hữu ích giúp cha mẹ đồng hành cùng trẻ tốt hơn trên con đường chinh phục đỉnh cao tư duy sáng tạo này.”

Ông Lee Kiseo chuyên gia về giáo dục công nghệ thông tin đến từ SK Telecom – Tập đoàn Viễn thông lớn nhất Hàn Quốc đã chứng minh: “Với STEM – Robot coding chính là công cụ giúp trẻ học cách tư duy kết hợp thực hành, nghiên cứu, sáng tạo. Từ đó, trẻ không những hiểu được Robot hoạt động trên cơ chế gì mà còn có thể tự tạo ra những sản phẩm đầy ưu việt. Đây chính là công cụ giúp trẻ hình thành tư duy máy tính (Computational Thinking), trong đó quan trọng hơn cả là “Tư duy giải quyết vấn đề tối ưu” mà xã hội 4.0 đang yêu cầu ở thế hệ tương lai.

Giáo dục lập trình giờ đây là xu hướng giáo dục trên toàn thế giới và đã là môn học bắt buộc trong trường tiểu học và trung học tại các quốc gia hàng đầu thế giới như Mỹ, Anh, Phần Lan…”. Trong tham luận của mình, ông cũng chia sẻ về quá trình hình thành và phát triển chương trình lập trình cùng robot thông minh Albert, một chương trình lập trình robot được SK Telecom thiết kế dành riêng cho trẻ em mầm non và tiểu học.